GIỚI THIỆU KHÓA GIẢNG – NHÌN NHẬN VỀ “FORMOSA” --- XEM TRANH KỂ CHUYỆN CHỦ ĐỀ ĐÀI LOAN THẾ KỶ XVII-XVIII
Chủ đề của khóa giảng này là “Nhìn nhận về “Formosa” --- Xem tranh kể chuyện Đài Loan thế kỷ XVII-XVIII”. Chúng tôi chủ yếu thông qua việc đọc hiểu những tài liệu lịch sử để giới thiệu về lịch sử phát triển của Đài Loan thời kỳ đầu, đồng thời cũng qua hai bức tranh quý giá được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Đài Loan là “Đài Loan Phiên Xã Đồ” và “Lục Thập Thất Lưỡng Thái Phong Đồ” để quan sát những miêu tả trong các tác phẩm đó về môi trường địa lý và con người, văn hóa cùng những phong tục tập quán của Đài Loan trong thời kỳ đó.
Khóa giảng được phân làm 3 mục với 11 bài giảng:
Mục 1 là “Nhìn nhận về Đài Loan và sách viết về Đài Loan” với nội dung chú trọng vào quá trình Đài Loan được phát hiện trong thời kỳ đại hàng hải phương Tây, đặc biệt là thông qua hai tác phẩm tư liệu vào đầu và cuối thế kỷ XVII còn được lưu lại để tiến hành đối chiếu và quan sát sự phát triển và biến đổi xã hội Đài Loan lúc bấy giờ, làm điểm xuất phát cho chúng ta tìm hiểu về Đài Loan.
Mục 2 là “Hình thái địa lý của Đài Loan thế kỷ XVII-XVIII”, chủ yếu lấy tác phẩm “Đài Loan Phiên Xã Đồ” làm tài liệu để nghiên cứu xem xét về Đài Loan, qua các khái niệm kiến thức về địa lý học, vận dụng thủ pháp biểu hiện ý tưởng không gian, thể hiện được hiểu biết của con người thời đó về Đài Loan, đồng thời bằng ý tưởng sáng tạo xuyên không để dẫn dắt bạn đọc đến với Phủ Thành Đài Loan thế kỷ XVII-XVIII, từ đó đối chiếu với hình thái địa lý và khung cảnh lịch sử của thành phố Đài Nam ngày nay.
Mục 3 là “Con người, văn hóa và phong tục tập quán Đài Loan thế kỷ XVIII” thì sử dụng những nội dung tranh phong tục và tranh cảnh vật trong tác phẩm “Lục Thập Thất Lưỡng Thái Phong Đồ”, chia thành các nội dung: cuộc sống xã hội, hoạt động sản xuất của con người thời đó, và các loại hoa cỏ, trái cây, động vật thường thấy thời bấy giờ v.v., qua đó tìm hiểu về con người, văn hóa, phong tục tập quán cùng các loại sản vật phong phú của Đài Loan trong thế kỷ XVIII.